Điểm khác biệt giữa Online Marketing và Digital Marketing trong ngành thuốc
Trong thế giới ngày càng số hóa, sự hiểu biết về online marketing (OM) và digital marketing (DM) trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng liệu bạn có biết sự khác biệt giữa chúng là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về những điểm khác biệt quan trọng giữa OM và DM trong lĩnh vực y tế và dược phẩm.
Phân biệt Online Marketing và Digital Marketing
Người ta hay có những nhầm lẫn giữa 2 từ này. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào phần tích chúng vẫn có các điểm khác biệt.
- Online Marketing: OM là một thuật ngữ chỉ tất cả các hoạt động quảng cáo và tiếp thị trực tuyến, có nghĩa là chỉ khi có internet thì các hoạt động này mới có thể diễn ra. Các chiến dịch quảng bá, tiếp thị này sẽ nhắm đến một nhóm khách hàng cụ thể.
- Digital Marketing: DM lại chỉ một lĩnh vực rộng hơn, bao gồm cả Online Marketing. Digital bao gồm tất cả các phương tiện kỹ thuật số trực tuyến và không trực tuyến như tivi, điện thoại di động, máy tính, internet, biển quảng cáo điện tử,…
OM là một phần của DM
Những công cụ của Digital Marketing
Như đã nói, tiếp thị kỹ thuật số chính là tập hợp chung của Online Marketing và Non-online Marketing. Vậy mỗi hình thức lại có những công cụ nào?
Online Marketing
- Search engine marketing (SEO & SEM): Đây là phương pháp tối ưu hóa thứ hạng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… Có thể hiểu đơn giản SEO là hình thức không trả phí. Trong khi đó SEM có tính phí. Dù là phương pháp nào thì cũng nhắm đến mục tiêu cuối cùng là để trang web dễ dàng tiếp cận đến người dùng hơn.
- Email Marketing: Doanh nghiệp sẽ gửi đồng loạt các thông báo về sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi, sự kiện thương hiệu,… đến khách hàng cũ hoặc dữ liệu sẵn có thông qua Email. Email Marketing ngày nay hướng đến việc cá nhân hóa khách hàng, giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn.
- Social Marketing: Là các hoạt động trên các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, Youtube,… Nội dung trên các nền tảng này có thể là dạng text, video, hình ảnh,… nhằm tăng độ nhận diện của thương hiệu, tăng tương tác, và tăng doanh thu,…
Đối với hình thức Online, marketer sẽ dễ dàng đo lường hiệu suất xuyên suốt chiến dịch và có những điều chỉnh kịp thời. Phương pháp này thường nhắm đến cả việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và cả đẩy mạnh doanh số bán hàng.
Các công cụ OM có vai trò đắc lực trong các chiến dịch marketing
Non-online Marketing
- SMS: Tin nhắn SMS được gửi đến số điện thoại của khách hàng để quảng cáo về sản phẩm, ưu đãi, sự kiện, chăm sóc khách hàng định kỳ.
- Tivi/Phát thanh: Là hình thức quảng cáo dưới dạng TVC trên Tivi hoặc quảng cáo qua các kênh radio.
- Digital OOH: Là dạng quảng cáo trên các thiết bị điện tử ngoài trời như biển hiệu, màn hình LED, LCD,…
Người làm Marketing sử dụng các hình thức Non-online Marketing thường là để tăng độ nhận diện thương hiệu rộng khắp, khó có thể nhắm tới một nhóm khách hàng cụ thể và rất khó để đo lường hiệu quả cụ thể.
Cách kênh Digital Marketing phổ biến dành cho ngành thuốc
Ngành thuốc và dược phẩm có nhiều đặc thù vì vậy marketer ngành dược cần chọn lựa các kênh phù hợp để có một chiến lược Marketing đúng đắn và bền vững.
-
Website
Website là công cụ quan trọng để thể hiện độ uy tín của các thương hiệu dược. Người dùng có xu hướng tìm thông tin về doanh nghiệp và cả sản phẩm. Khi truy cập vào một trang web chỉn chu, đầy đủ thông tin và giao diện đẹp sẽ giúp tăng độ hảo cảm của khách hàng đối với thương hiệu. Ngoài các nội dung chất lượng, chính xác, marketer cũng cần quan tâm đến yếu tố SEO của website ngành dược để đảm bảo tiếp cận với khách hàng tốt nhất.
-
Mạng xã hội
Mạng xã hội dường như đã trở thành một công cụ không thể thiếu khi làm marketing dù là ngành nghề gì đi nữa, dược cũng không ngoại lệ. Nội dung thu hút, đa dạng, bắt kịp xu hướng và tương tác tích cực với người dùng trên các nền tảng là chiếc chìa khóa vàng để nhãn hàng tiếp cận tốt với một số lượng khách hàng khổng lồ.
DM đúng hướng giúp thương hiệu dược phát triển vững mạnh
-
Email Marketing
Email là một kênh rất phù hợp thuộc Digital Marketing để chia sẻ các thông tin về y tế, sức khỏe. Qua kênh này, các công ty dược có thể nghiên cứu và gửi đến khách hàng những thông tin mà họ quan tâm, các vấn đề sức khỏe đang “hot” trong thời điểm hiện tại hoặc tư vấn từ chuyên gia y tế.
Ngoài ra, thông qua Email, bạn cũng có thể tăng lượng truy cập vào website của mình nhờ các đường link liên kết trỏ về website. Một điều cần được quan tâm khi sử dụng Email Marketing chính là phải tối ưu giao diện trên các thiết bị di động.
-
PR báo điện tử
Vì sự phát triển của công nghệ, người dân đã dần dần chuyển từ báo giấy sang các trang báo điện tử. Dù là hình thức nào thì báo chí vẫn luôn được xem là kênh chính thống đáng tin cậy. Do đó, các công ty dược nên dùng kênh này như một cách PR tên tuổi thương hiệu. Các bài đi báo cần có thông tin chính xác, minh bạch, không chứa thông tin sai lệch hoặc phóng đại về sản phẩm.
Bên cạnh đó, công ty dược cũng có thể hợp tác với các báo tổ chức các buổi tọa đàm, workshop chia sẻ về kiến thức sức khỏe, phòng và điều trị bệnh từ chuyên gia sẽ giúp đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu.
Hiểu rõ sự khác biệt giữa Online Marketing và Digital Marketing trong ngành thuốc giúp marketer có hướng đi đúng đắn. Bằng cách chọn chiến lược tiếp thị phù hợp, bạn có thể đạt được mục tiêu kinh doanh và nâng cao sự nhận diện thương hiệu trong lĩnh vực y tế và dược phẩm. Liên hệ ngay với Be Media – đơn vị truyền thông dẫn đầu ngành dược, chuyên cung cấp các dịch vụ marketing tổng thể để thương hiệu của bạn phát triển mạnh mẽ hơn!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Email: info@bemedia.digital
Hotline: 0906.737.372
Fanpage: Be Media – Truyền Thông Ngành Dược