Chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc đối với công ty vừa và nhỏ

Chiến lược marketing sản phẩm thuốc đối với công ty vừa và nhỏ sẽ được thiết lập cụ thể trong từng giai đoạn. Tùy thuộc vào mục đích và kết quả mong muốn mà cần xây dựng các hạng mục thực thi tối ưu.

Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing là một kế hoạch tiếp thị tổng thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận đến nhiều người dùng hơn. Đồng thời chuyển đổi họ trở thành khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Chiến lược marketing sản phẩm thuốc là sự kết hợp giữa nguyên lý marketing cơ bản và đặc thù riêng của sản phẩm dược. Trong đó, các chiến lược marketing của doanh nghiệp thường bao gồm:

  • Value proposition (tuyên bố giá trị của doanh nghiệp)
  • Thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải
  • Các thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu
  • Phương pháp thực hiện

Marketing sản phẩm dược mang tính chất đặc thù riêng, nhưng vẫn dựa trên nguyên lý marketing cơ bản.

5 bước xây dựng chiến lược marketing sản phẩm thuốc tổng quát

1. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Chiến lược marketing sản phẩm thuốc phải ưu tiên việc xác định khách hàng mục tiêu. Càng xác định đúng và cụ thể, thì khoản lợi nhuận thu được càng cao. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải tạo thói quen cho người mua (Educate Customer).

Hãy hình dung càng cụ thể càng tốt về chân dung khách hàng lý tưởng. Từ đó, bạn sẽ phác thảo được thói quen của người mua thông qua các câu hỏi:

  • Khách hàng mục tiêu ở độ tuổi nào? Giới tính nào?
  • Khách hàng mục tiêu sinh sống ở đâu?
  • Khách hàng mục tiêu làm công việc gì? Lĩnh vực nào?
  • Khách hàng mục tiêu có tính cách nổi bật gì? Thói quen ra sao?
  • Khách hàng mục tiêu sẽ có mức thu nhập thế nào?…

Hiểu rõ khách hàng mục tiêu để xây dựng chiến lược marketing sản phẩm thuốc hiệu quả.

2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Đã khởi nghiệp kinh doanh thì không thể tránh khỏi sự cạnh tranh. Đây là điều tất yếu giúp các doanh nghiệp có động lực phát triển. Và dĩ nhiên, mỗi đối thủ sẽ có ý tưởng riêng để thu hút khách hàng.

Khi lập công ty, bạn không thể sao chép đối thủ, nhưng bạn hoàn toàn có thể: 

  • Tìm hiểu những việc họ làm và những điều bạn có thể làm tốt hơn
  • Tìm những cơ hội chưa được khai thác
  • Tìm những “vết xe đổ” và tránh né chúng
  • Tìm những mô hình dự án mà họ đã thực thi.. v.v.

3. Lựa chọn các kênh marketing

Tùy thuộc và chân dung khách hàng mục tiêu mà bạn sẽ lựa chọn kênh marketing phù hợp. Có 2 cách tiêu biểu là:

  • Inbound Marketing: tạo ra các giá trị hữu ích, thỏa mãn nhu cầu người dùng trên mạng xã hội, forum, email marketing, SEO, social networks hoặc website đặc biệt là website bán hàng. Kênh này tiêu tốn ngân sách tùy vào các chiến dịch và có thể đo lượng được nên mang tính tối ưu cao.
  • Outbound Marketing: kết nối trực tiếp với khách hàng bằng cách tiếp thị truyền thống, thông qua hình thức là các cuộc gọi chào hàng, những quảng cáo làm gián đoạn bộ phim mà bạn đang xem dở dang, biển quảng cáo gắn ở các đại lộ, TVC ở các quảng trường…Kênh này tốn chi phí khá lớn.

Với sản phẩm thuốc của công ty vừa và nhỏ, doanh nghiệp nên chọn Inbound Marketing để tối ưu chi phí. Trong đó, việc sản xuất nội dung giá trị và làm đa kênh là điều cần ưu tiên. Đừng nỗ lực đầu tư vào một kênh nào đó chỉ vì bạn cảm thấy bạn nên sử dụng nó. Sẽ mất chút thời gian để tìm ra các kênh marketing phù hợp. Do đó, đừng quá căng thẳng nếu bạn không thể tìm ra nó ngay lập tức.

Hãy chọn lựa kênh marketing phù hợp với đối tượng khách hàng.

4. Chia nhỏ phễu bán hàng

Tùy thuộc vào “Customer Journey – Hành trình khách hàng” mà format phễu bán hàng sẽ thay đổi. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ là format AIDA – Thu hút, Kích thích, Mong muốn và Hành động.

  • Thu hút: khiến khách hàng chú ý đến thương hiệu của bạn.
  • Kích thích: tạo nhận thức và sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm thuốc
  • Tạo mong muốn: tạo nhu cầu sử dụng sản phẩm thuốc
  • Hành động: kêu gọi thực hiện hành động đối với sản phẩm thuốc đó, ví dụ như để lại số điện thoại, email, số điện thoại…

Càng chia nhỏ các bước sẽ giúp bạn tìm ra những điểm yếu trong phễu bán hàng. Từ đó, các hiệu chỉnh sẽ được thực thi để giúp chiến lược marketing dược phẩm chạy trơn tru hơn.

5. Thiết lập mục tiêu marketing SMART

Các mục tiêu SMART trong chiến lược marketing cơ bản hay marketing cho sản phẩm thuốc đại diện cho:

  • S – Specific: cụ thể, chi tiết.
  • M – Measurable: đo lường được, có số liệu để phân tích.
  • A – Attainable: có khả năng thực hiện được.
  • R – Relevant: liên quan đến sứ mệnh doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp.
  • T – Time frame: có khung thời gian để thực hiện.

Nhờ SMART, bạn có thể đảm bảo rằng chiến lược marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Và dĩ nhiên, nhờ các số liệu cụ thể mà bạn có thể đo lường mức độ thành công của chiến dịch marketing.

Một số mục tiêu marketing chuẩn SMART ví dụ như:

  • Danh sách thông tin 50.000 người đăng ký nhận tư vấn sản phẩm thuốc.
  • Xếp top 1 cho từ khóa “[tên sản phẩm thuốc]” trước năm 20XX.
  • Theo dõi và đo lường lượt xem video quảng cáo trên Youtube trong vòng 1 tháng.

Tiêu chí SMART giúp chiến lược marketing sản phẩm dược của bạn bám sát mục tiêu kinh doanh.

Trên đây là các bước xây dựng chiến lược marketing sản phẩm thuốc. Các công ty vừa và nhỏ có thể áp dụng tùy thuộc vào nguồn lực doanh nghiệp. Chỉ khi phát triển chiến lược đúng đắn thì khách hàng mới biết đến bạn và cải thiện doanh thu.

Với vị thế là đơn vị truyền thông tiên phong Top 1 ngành Dược, Be Media sẽ tư vấn cho doanh nghiệp của bạn những chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc tối ưu.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: 

BẠN MUỐN CẬP NHẬT TIN TỨC QUA EMAIL?

Chỉ cần để lại email tại đây, hàng tuần, chúng tôi sẽ gửi email dạng bản tin chứa các tin tức mới nhất liên quan đến ngành Dược cho quý vị.