Dấu hiệu nhiễm sán chó và những điều cần lưu ý

Bệnh sán chó, hay giun đũa chó, là một căn bệnh ký sinh trùng nguy hiểm ẩn sau vẻ đáng yêu của chó và mèo. Bệnh gây ra bởi giun đũa Toxocara canis và Toxocara cati, chúng ẩn mình trong cơ thể con người và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây bệnh sán chó

Bệnh sán chó bắt nguồn từ việc cơ thể chó mèo bị nhiễm giun, sau đó, giun đũa này thải trứng ra môi trường qua phân. Trong môi trường, trứng giun đũa có thể tồn tại trong một thời gian dài và người sẽ bị nhiễm khi tiếp xúc với chúng thông qua:

  • Đất cát ô nhiễm: Những người làm việc hoặc vui chơi nhiều trong đất cát bị ô nhiễm, đặc biệt là trẻ em, có nguy cơ cao nhiễm trùng sán chó khi đưa tay vào miệng sau khi chạm vào đất cát.
  • Thức ăn và nước ô nhiễm: Sán chó có thể nhiễm vào thức ăn và nguồn nước. Ăn thức ăn chưa rửa sạch, không được nấu chín hoặc uống nước lã ô nhiễm chưa được đun sôi có thể dẫn đến nhiễm sán chó.

Chơi đùa nhiều với bùn đất tăng nguy cơ nhiễm sán

Dấu hiệu của bệnh sán chó

Nhận biết dấu hiệu nhiễm sán chó là điều quan trọng để chúng ta có thể xác định khi nhiễm bệnh và biết hướng xử trí kịp thời. Dấu hiệu bệnh có thể khác nhau ở trẻ em và người lớn:

Dấu hiệu nhiễm sán chó ở trẻ em

  • Triệu chứng thần kinh: Đau đầu, động kinh, rối loạn hành vi, yếu liệt.
  • Triệu chứng da liễu: Phát ban da, nổi mề đay, sưng vùng da, và thậm chí có thể có các cục u dưới da.
  • Triệu chứng tiêu hóa: Tiêu chảy kéo dài, đau bụng, và lách to.
  • Sốt kéo dài mà không rõ nguyên nhân
  • Chỉ số bạch cầu ái toan trong máu tăng cao
  • Ho kéo dài không rõ nguyên nhân, không hết khi điều trị theo các phương pháp thông thường
  • Khi ấu trùng di chuyển lên mắt có thể dẫn đến viêm màng bồ đào, viêm kết mạc. Luôn cảm thấy ngứa ngáy ở mắt

Các cục u bất thường xuất hiện trên da là một trong những triệu chứng nhiễm sán chó

Dấu hiệu nhiễm sán chó ở người lớn

  • Triệu chứng thần kinh và cơ khớp: Nhức đầu, đau cơ, yếu, liệt, co giật, và thường xuyên chóng mặt.
  • Triệu chứng da liễu: Nổi mề đay, sưng phù một vùng da, và nổi cục u dưới da.
  • Triệu chứng tiêu hóa: Đau bụng và tiêu chảy.
  • Triệu chứng hô hấp: Ho kéo dài và có thể tiến triển thành tràn dịch màng phổi.
  • Triệu chứng tổng quát khác: Sốt, đau khớp, ói mửa, và suy giảm sức đề kháng.
  • Thiếu máu, chỉ số bạch cầu ái toan cao
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu, xanh xao

Chữa trị sán chó như thế nào?

Khi có biểu hiện nhiễm sán chó, bệnh nhân cần đến chuyên khoa để thăm khám càng sớm càng tốt. Để điều trị bệnh sán chó, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ:

  • Chữa trị bằng thuốc: Đối với những người có triệu chứng nặng, việc sử dụng thuốc anthelmintic như albendazole hoặc mebendazole thường được khuyến nghị. Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ có thể kê thêm corticoid để ngăn chặn các biểu hiện dị ứng
  • Chữa trị bệnh biểu hiện ở mắt: Khi có triệu chứng nhiễm sán ở mắt, cần sử dụng corticosteroid để giảm viêm nhiễm cả đường nhỏ và đường uống. Một điều không may là những ai bị nhiễm sán chó ở mắt đều bị giảm thị lực.

Sán chó gây nhiều nguy hại đến sức khỏe con người

Cách phòng ngừa lây nhiễm sán chó

Sán chó có thể tồn tại ở bất cứ nơi nào xung quanh chúng ta. Do đó, để tránh bị nhiễm sán, bạn có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với đất cát: Đặc biệt là trẻ em nên tránh tiếp xúc với đất cát dơ. Nên cho con trẻ chơi ở những nơi đảm bảo vệ sinh. Nếu người lớn bắt buộc phải tiếp xúc nhiều với đất cát thì nên có biện pháp bảo hộ như đeo bao tay, ủng và ăn mặt kín
  • Vệ sinh cá nhân: Rửa tay kỹ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng và tránh mút tay.
  • Tẩy giun định kỳ cho chó mèo và người: Nếu bạn nuôi thú cưng, hãy tuân thủ lịch trình tẩy giun định kỳ cho chúng. Bên cạnh đó, tùy vào môi trường sống và khuyến cáo của cơ sở y tế địa phương, con người cũng cần thực hiện tẩy giun 3-6 tháng/lần
  • Ăn thực phẩm an toàn được chế biến kỹ: Tránh ăn thức ăn, nước uống chưa nấu chín hoặc thực phẩm có nguy cơ nhiễm trùng.

Bệnh sán chó là một mối đe dọa đối với sức khỏe con người. Việc nhận biết sớm, điều trị kịp thời và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình. Đừng để vẻ đáng yêu của thú cưng trở thành mối đe dọa tiềm ẩn cho chúng ta.

BẠN MUỐN CẬP NHẬT TIN TỨC QUA EMAIL?

Chỉ cần để lại email tại đây, hàng tuần, chúng tôi sẽ gửi email dạng bản tin chứa các tin tức mới nhất liên quan đến ngành Dược cho quý vị.