Vì sao cần phải xây dựng chiến lược marketing cho công ty dược?
Chhiến lược marketing công ty dược cần được thực hiện bài bản, có sự thảo luận nghiêm túc giữa các phòng ban chuyên môn, để bản kế hoạch thiết lập tối ưu nhất.
Chiến lược marketing cho công ty dược phẩm đóng vai trò quan trọng.
Tầm quan trọng của chiến lược marketing công ty dược?
Chiến lược marketing công ty dược sẽ mang đến những lợi ích thiết thực như:
+ Đưa thông tin về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn.
+ Giúp tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
+ Marketing dược thúc đẩy hệ thống bán lẻ và đại lý
+ Trực tiếp tạo ra doanh số, xây dựng tập tính mua hàng mới.
+ Chiến lược marketing công ty dược đúng đắn sẽ góp phần tạo dấu ấn thương hiệu mạnh mẽ…
Và còn nhiều điều tuyệt vời khác mà các chiến lược marketing đúng đắn mang đến cho công ty dược. Do đó, các bản kế hoạch cho chiến lược phải có sự nghiên cứu chuyên sâu, bài bản, logic và linh hoạt để đạt được hiệu quả tối ưu như mong muốn đề ra.
Xây dựng chiến lược bài bản để đạt hiệu quả tối ưu.
Các bước thiết lập marketing dược cơ bản
Để chiến lược marketing công ty dược đạt hiệu quả nhất, chúng ta cần nắm rõ chi tiết từng bước xây dựng chiến dịch. Be Media đề xuất một số bước cơ bản trong chiến dịch như sau:
Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu của chiến lược.
Đây là nhóm khách hàng thật sự có nhu cầu và có khả năng chi trả cho nhãn hàng và cũng là nhóm khách hàng mà nhãn hàng dược muốn tiếp cận thông qua các hoạt động và chiến lược marketing.
Bước 2: Xác định mục tiêu chiến lược marketing dược theo mô hình SMART.
Sử dụng mô hình SMART (Specific: Cụ thể); Measurable: có thể Đo lường được; Actionable: Tính Khả thi; Relevant: Sự Liên quan; Time-Bound: Thời hạn đạt được mục tiêu) còn giúp nhãn hàng xác định được mục tiêu marketing phù hợp với chiến lược kinh doanh theo từng thời điểm khác nhau. Việc này cũng giúp nhãn hàng nhận ra những được và mất, hoàn chỉnh hơn trong chiến lược marketing dược.
Bước 3: Nghiên cứu thị trường.
Việc này giúp nhãn hàng giảm thiểu được rủi ro. Từ đó, giúp nhãn hàng định hướng hiệu quả khi kinh doanh. Nếu chủ quan nghiên cứu thị trường không rõ ràng hoặc không tìm hiểu về thị trường trước khi bắt đầu chiến lược, các hậu quả nặng nề như lãng phí nguồn lực, chi phí và thậm chí là thất bại hoàn toàn sẽ có nguy cơ xảy ra cao.
Bước 4: Xây dựng mô hình Marketing 4P.
Marketing 4P là một mô hình marketing hỗn hợp (Marketing Mix) được phát triển bởi E. Jerome McCarthy – một chuyên gia về marketing nổi tiếng vào những năm 1960s. Mô hình này bao gồm 4 yếu tố chính: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Địa điểm (Place), Quảng cáo (Promotion).
Bước 5: Đánh giá hiệu quả chiến lược Marketing.
Sau một khoảng thời gian nhất định ( thông thường là khoảng 1 tháng hoặc 1 quý), các nhà quản lý cũng như đội ngũ nhân viên cần ngồi lại để đánh giá hiệu quả chiến lược và cùng tìm giải pháp cũng như chiến lược khác phù hợp hơn nếu chiến lược Marketing dược hiện tại không hiệu quả.
Cần linh hoạt và nghiên cứu kế hoạch kỹ càng khi thiết lập chiến lược marketing doanh nghiệp ngành dược.
Với ngành dược phẩm, với mỗi đối tượng khách hàng sẽ có những chiến lược khác nhau. Do đó, chiến lược marketing công ty dược luôn cần thiết và phải linh hoạt cũng như được thiết lập bài bản, nhanh chóng. Nếu không đủ nguồn lực chuyên môn để thực thi chiến lược hoàn chỉnh, hãy liên hệ Be Media JSC.
Với vị thế là đơn vị truyền thông tiên phong Top 1 ngành Dược, Be Media sẽ tư vấn những chiến lược Marketing công ty dược tối ưu và nhanh chóng nhất.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
- Email: info@bemedia.digital
- Hotline: 0906.737.372
- Fanpage: Be Media – Truyền Thông Ngành Dược