Chiến lược marketing của công ty dược phẩm năm 2022 như thế nào?

Ngành dược phẩm được kỳ vọng phục hồi trong năm 2022 khi chúng ta đã dần kiểm soát được những ảnh hưởng nặng nề mà đại dịch COVID-19 đem lại. Tuy nhiên, hành vi mua hàng của khách hàng đã thay đổi, điều này đòi hỏi chiến lược marketing của công ty dược phải linh hoạt, nắm bắt xu hướng tiêu dùng của thị trường. Be Media – một trong những đơn vị truyền thông đầu tiên cho ngành dược sẽ gợi ý cho bạn một số chiến lược marketing phù hợp trong năm nay. 

Điểm danh 3 xu hướng chính trong chiến lược marketing dược năm 2022

Thực tế, chiến lược marketing của công ty dược phẩm có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau. Thế nhưng, nếu doanh nghiệp nhạy bén bắt kịp xu hướng mới dựa theo tình hình xã hội ở thời điểm hiện tại sẽ giúp chiến lược trở nên hiệu quả hơn. 

Dưới đây là 3 xu hướng chính trong chiến lược marketing dược phẩm mà doanh nghiệp không thể bỏ qua:

Liên tục nhắc đến tác động của đại dịch COVID-19 trong content marketing

Dịch bệnh và những di chứng do virus mang lại vẫn là yếu tố khiến người tiêu dùng quan tâm. Từ khoảng đầu năm 2022, chúng ta liên tục bắt gặp cụm từ “hậu COVID” và các nhãn hàng đua nhau đưa ra giải pháp khắc phục/ ngăn chặn những tổn thương về mặt sức khỏe do COVID gây ra bằng những sản phẩm mà họ kinh doanh. Đây là chiến lược thông minh, đánh đúng vào tâm lý của người tiêu dùng mà doanh nghiệp nên thực hiện. 

Hậu COVID và giải pháp ngăn ngừa di chứng của bệnh mang lại là từ khóa xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội

Xu hướng trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Ngành dược đang bước vào cuộc tăng tốc cạnh tranh trong năm 2022 vì vậy khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn khi muốn giải quyết các vấn đề về sức khỏe. Tâm lý của khách hàng rất ưa chuộng khám phá, trải nghiệm sản phẩm mới hoặc nhận quà tặng tại các nhà thuốc. Chiến lược marketing của công ty dược phẩm không thể bỏ qua hoạt động tặng sản phẩm dùng thử cho khách hàng.

Tăng cường sự tham gia của KOLs/KOC

Không thể phủ nhận rằng người tiêu dùng rất dễ bị thuyết phục trước các sản phẩm được nhiều người nổi tiếng tin dùng và càng tin tưởng hơn khi họ thấy những người khác đã và đang gặp phải tình trạng giống họ đã khỏi bệnh khi sử dụng sản phẩm đó. Vì vậy, chiến lược marketing dược phẩm không chỉ riêng năm 2022 mà dù ở thời điểm nào cũng cần có sự góp mặt của KOLs và KOC

Be Media hướng dẫn doanh nghiệp triển khai chiến lược markeing dược theo mô hình OSA

Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn còn trẻ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và lên chiến lược marketing cho dược phẩm, hãy tham khảo mô hình OSA, đây là mô hình mà Be Media đã và đang áp dụng để thực hiện thành công các chiến dịch marketing cho nhãn hàng đối tác.

OSA là viết tắt của Opportunity (cơ hội) – Strategy (chiến lược) – Action (hành động), trong đó:

– Cơ hội: Xác định nhu cầu của người tiêu dùng thông qua các dữ liệu phân tích và khảo sát trực tiếp khách hàng theo từng khu vực địa lý.

– Chiến lược: Xác định những ưu điểm của sản phẩm mà mình kinh doanh, xem xét nguồn lực tài chính, nghiên cứu kỹ lưỡng về đối thủ để lựa chọn hướng tiếp thị và bán hàng phù hợp

– Hành động: Dựa vào những phân tích có được từ 2 mục trên, doanh nghiệp tiến hành triển khai chiến dịch marketing

Bằng cách áp dụng mô hình này, doanh nghiệp có thể tập trung tối đa nguồn lực thông qua ba bước và truyền đạt chiến lược marketing của họ với đồng nghiệp và khách hàng dễ dàng hơn.

Be Media hỗ trợ triển chiến lược marketing dược cho công ty dược phẩm theo mô hình OSA

Opportunity: Cơ hội

Ở bước này, doanh nghiệp nên đánh giá trung thực tiềm năng của sản phẩm, mức độ tin cậy của thương hiệu đối với người tiêu dùng và xem xét các kênh marketing y dược, truyền thông dược phẩm trên nền tảng mạng xã hội đã được tối ưu hay chưa. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết, đầy đủ nhất về tình hình hiện tại của công ty và mở rộng cách tiếp cận người dùng.

Strategy: Chiến lược

Khi đã nắm rõ tình hình hiện tại cũng như tiềm năng của sản phẩm, việc tiếp theo doanh nghiệp nên làm là xác định chiếc lược marketing tổng thể, sau đó chia chiến lược tổng thể ra thành nhiều hoạt động và từng giai đoạn theo từng mốc thời gian ứng với mỗi mục tiêu khác nhau.

Ví dụ, đối với sản phẩm mới bạn nên xây dựng chiến lược với 3 giai đoạn: thu hút sự quan tâm của khách hàng, chuyển đổi mua hàng và giữ chân khách hàng.

Action: Hành động

Cuối cùng, cần xác định cách bạn sẽ triển khai chiến lược và các phương pháp bạn sẽ sử dụng để đo lường và theo dõi mức độ thành công.

Ở bước hành động, bạn sẽ bám sát theo các mục tiêu và chiến lược của mình và chuyển chúng thành một kế hoạch cụ thể. Khi kế hoạch từng bước được triển khai, việc tiếp theo bạn cần làm là xác định các chỉ số và KPI để theo dõi cũng như đánh giá mức độ thành công của chiến dịch.

Chiến lược marketing của công ty dược phẩm năm 2022 được dự đoán sẽ bùng nổ với nhiều chiến dịch mới lạ, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ thực hiện marketing cho sản phẩm dược, hãy liên hệ ngay với Be Media.

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG BE MEDIA

Website: https://bemedia.digital/

Fanpage: https://www.facebook.com/truyenthongnganhduoc

Hotline: 0906737372

Địa chỉ: C4B Bửu Long, Phường 10, Quận 15, TP. Hồ Chí Minh

BẠN MUỐN CẬP NHẬT TIN TỨC QUA EMAIL?

Chỉ cần để lại email tại đây, hàng tuần, chúng tôi sẽ gửi email dạng bản tin chứa các tin tức mới nhất liên quan đến ngành Dược cho quý vị.