Hướng đi nào giúp thương hiệu dược phẩm chiếm trọn niềm tin khách hàng

Ngành dược là ngành đặc biệt đề cao niềm tin của khách hàng. Truyền thông ngành dược đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp để gây dựng và duy trì niềm tin ấy. Qua bài viết này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về bí quyết để xây dựng lòng tin cho thương hiệu dược và sản phẩm dược.

Các điểm đặc thù khi truyền thông cho ngành dược

Ngành dược phẩm mang nhiều đặc thù, vì thế mà truyền thông ngành dược cũng có những đặc thù riêng. Bởi vì sức khỏe là một lĩnh vực nhạy cảm, việc quảng cáo và tiếp thị trong ngành này có nhiều hạn chế hơn so với các ngành khác. Mục tiêu cuối cùng của việc truyền thông không chỉ là bán thuốc và sản phẩm dược phẩm, mà còn là đáp ứng nhu cầu sức khỏe của khách hàng. Vì thế, xây dựng lòng tin với khách hàng là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của chiến lược truyền thông.

Ngoài ra, về truyền thông, điểm khác biệt quan trọng giữa ngành dược và các ngành khác, chẳng hạn như FMCG chính là số lượng nhóm đối tượng tiếp cận và sự đa dạng của họ. Khách hàng của ngành dược có nhiều đặc điểm, trình độ và nhu cầu khác nhau, do đó yêu cầu một chiến lược truyền thông khéo léo, khoa học và chính xác để mang đến sự tin cậy và an tâm cho người sử dụng.

Những thách thức đặt ra cho truyền thông ngành dược

Có nhiều bài toán khó được đặt ra cho người làm truyền thông, đặc biệt là ngành dược phẩm. Vượt qua những thách thức này sẽ giúp bạn xây dựng được chiến lược truyền thông hiệu quả.

Độ tin cậy và niềm tin của khách hàng

Trong ngành dược, niềm tin của khách hàng là yếu tố quyết định thành công hoặc thất bại của một thương hiệu. Khách hàng mong muốn tin tưởng vào chất lượng, hiệu quả và an toàn của các sản phẩm dược phẩm vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ. Truyền thông trong ngành dược phải tạo ra niềm tin bằng cách cung cấp thông tin chính xác, khoa học và minh bạch về sản phẩm, các nghiên cứu và thử nghiệm đã được thực hiện. Không đưa ra những lời quảng cáo hoa mỹ, tâng bốc hay lừa đảo. Ngoài ra, sự đáng tin cậy trong quảng cáo và thông điệp gửi đến khách hàng sẽ giúp xây dựng một thương hiệu đáng tin cậy.

Niềm tin của khách hàng là yếu tố quyết định sự thành công của một thương hiệu dược phẩm

Khả năng chuyển đổi thông tin phức tạp thành thông điệp đơn giản

Nói đến dược và thuốc thì có rất nhiều thông tin phức tạp liên quan đến thành phần, công dụng, tác dụng phụ và liều lượng của từng sản phẩm. Người làm truyền thông phải có khả năng chuyển đổi những thông tin này thành các thông điệp đơn giản, dễ hiểu và gần gũi với khách hàng. Việc sử dụng ngôn ngữ không chuyên và tránh sử dụng thuật ngữ kỹ thuật quá phức tạp là một cách để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm và cách sử dụng chúng. Nhưng bạn phải luôn đảm bảo tính chính xác những gì mà bạn cho khách hàng xem.

Quản lý tác động tiêu cực từ thông tin sai lệch

Những ai làm trong ngành dược đều biết rằng ngành này thường có quá nhiều thông tin đa chiều. Khách hàng dễ dàng phải đối mặt với thông tin sai lệch và những quan điểm không chính xác về sản phẩm. Truyền thông phải có khả năng phân biệt và quản lý những thông tin này để tránh gây nhầm lẫn và thiếu tin cậy trong mắt khách hàng. Việc cung cấp thông tin đúng và minh bạch là cách tốt nhất để đối phó với các thông tin sai lệch và xây dựng lòng tin với khách hàng trong truyền thông ngành dược.

Bí quyết để xây dựng niềm tin cho thương hiệu dược phẩm 

Sản phẩm chất lượng làm gốc

Đây thật sự là yếu tố cốt lõi để xây dựng niềm tin của khách hàng. Bạn phải có lòng tin và tự tin vào sản phẩm của mình thì mới có thể khiến khách hàng tin vào chúng. Sản phẩm dược phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng cao và tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý. Việc đảm bảo sản phẩm an toàn và hiệu quả sẽ tạo độ tin cậy và ghi dấu ấn vào lòng khách hàng.

Tập trung vào truyền thông cảm xúc

Truyền thông cảm xúc đang là xu hướng dẫn đầu của nhiều ngành. Phương pháp truyền thông này không trực tiếp đề cập đến các điểm mạnh, điểm nổi bật của sản phẩm/dịch vụ mà nó đánh vào cảm xúc của khách hàng nhiều hơn. Điều này giúp khắc ghi vào đầu khách hàng sự liên kết giữa thương hiệu và cảm xúc tích cực, vui vẻ, cảm động,… 

Đặc biệt là truyền thông ngành dược không thể quảng cáo tràn lan và phải luôn đề cao tính an toàn, thì truyền thông cảm xúc là một lựa chọn hoàn hảo. Hãy sử dụng câu chuyện, hình ảnh và video có thể tạo cảm giác gần gũi và đồng cảm với khách hàng, giúp họ cảm thấy rằng thương hiệu dược phẩm quan tâm đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ.

Ví dụ về một chiến dịch truyền thông cảm xúc thành công: Chiến dịch toàn cầu “Real beauty – Vẻ đẹp đích thực” của Dove đã ra đời từ năm 2004 và vẫn hoạt động suốt 18 năm cho tới hiện tại. Thông qua chiến dịch này, Dove muốn truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về việc chấp nhận nét đẹp tự nhiên của mỗi người phụ nữ. Các video của chiến dịch thường đi sâu vào tâm lý và cảm xúc của người xem, giúp phụ nữ hiểu rằng vẻ đẹp đích thực sẽ mang đến sự tự tin chứ không còn là nỗi lo lắng.

Truyền thông cảm xúc giúp ghi dấu ấn thương hiệu một cách sâu đậm vào tâm trí khách hàng

Chọn kênh truyền thông phù hợp với ngành dược phẩm

Có rất nhiều kênh truyền thông mà chúng ta có thể sử dụng để quảng bá sản phẩm và thương hiệu. Nhưng đối với các sản phẩm về dược, một số kênh dưới đây nên được ưu tiên:

  • Website: Website nên được thiết kế chuyên nghiệp, đơn giản, dễ nhìn, chuẩn SEO. Thêm một điều quan trọng là nội dung trên website cần chi tiết và chính xác, bao gồm cả thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm và thông tin về chăm sóc sức khỏe.
  • Mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Zalo, Youtube: Mỗi nền tảng cần có dạng content phù hợp. Bạn có thể tập trung vào các bài viết, hình ảnh, video về mẹo chăm sóc sức khỏe, cách dùng thuốc đúng, review sản phẩm,… Riêng Facebook bạn có thể xây dựng group cộng đồng về sức khỏe, nên có chuyên gia để giải đáp thắc mắc cho người dùng. Ngoài ra, các buổi livestream được bác sĩ/dược sĩ tư vấn trực tiếp cũng là một cách thức hiệu quả.
  • Email marketing: Ngày nay, người ta ngày càng quan tâm tới sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh. Vì thế mà chia sẻ thông tin hữu ích về sức khỏe và các bệnh qua email cũng là một giải pháp hữu hiệu. Khi gửi email, bạn cần chú ý đến vấn đề cá nhân hóa từng email, nội dung phù hợp với mối quan tâm của khách hàng và tối ưu hóa cho giao diện di động. Ngoài ra, bạn cần theo dõi, đo lường hiệu quả để cải thiện.
  • PR và báo điện tử: Báo chí luôn được đánh giá là các kênh chứa thông tin chính thống đáng tin cậy. Vì vậy kênh này rất phù hợp với ngành dược. Thông tin mang tính khoa học và ý kiến chuyên gia là những nội dung mà bạn có thể đưa lên các trang báo.

Chọn kênh truyền thông đúng giúp hiệu quả của chiến lược truyền thông tăng mạnh

Người bạn đồng hành của các doanh nghiệp dược – Be Media, dẫn đầu truyền thông ngành dược

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Be Media tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông ngành dược. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho các doanh nghiệp ngành dược.

Be Media sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tốt nhất từ dịch vụ tư vấn đến quá trình thực thi chiến lược truyền thông với mức kinh phí phù hợp nhất. Chúng tôi luôn chú trọng sử dụng các kênh truyền thông đa dạng, tập trung vào khách hàng tiềm năng và đo lường hiệu quả liên tục. Điều này giúp đảm bảo sự phát triển bền vững của tất cả các đối tác của Be Media.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Email: info@bemedia.digital

Hotline: 0906.737.372

Fanpage: Be Media – Truyền Thông Ngành Dược

BẠN MUỐN CẬP NHẬT TIN TỨC QUA EMAIL?

Chỉ cần để lại email tại đây, hàng tuần, chúng tôi sẽ gửi email dạng bản tin chứa các tin tức mới nhất liên quan đến ngành Dược cho quý vị.