Tư vấn chiến lược marketing sản phẩm mới ngành y tế, dược phẩm
Để đảm bảo sự thành công trong việc đưa sản phẩm mới đến tay khách hàng, các doanh nghiệp cần phải có một chiến lược marketing dược hiệu quả và tối ưu. Tuy nhiên, các công ty dược thường có nhu cầu tư vấn từ bên thứ 3 vì họ tập trung nguồn lực vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Vậy trong chiến lược marketing sản phẩm dược, doanh nghiệp cần tư vấn những phần nào?
Nghiên cứu thị trường và đối tượng khách hàng trước khi xây dựng chiến lược Marketing dược
Dịch vụ tư vấn chiến lược Marketing dược thường bao gồm nghiên cứu thị trường và giúp doanh nghiệp dược xác định lại vị trí của mình trên thị trường. Từ đó mới có thể đưa ra những chiến lược phù hợp và hiệu quả.
1. Phân tích thị trường
Trước khi bắt đầu xây dựng chiến lược, việc nghiên cứu thị trường là điều cực kỳ quan trọng. Điều này bao gồm việc phân tích xu hướng thị trường, sự cạnh tranh, và nhu cầu của người tiêu dùng trong lĩnh vực y tế và dược phẩm. Ngoài ra, định hình lại thương hiệu cũng là điều cần thiết. Doanh nghiệp dược cần biết chính xác sản phẩm của mình phục vụ cho ai, đang giải quyết những vấn đề chung nào trên thị trường; có những thế mạnh nào, điểm nào nổi bật hơn đối thủ; điểm nào còn yếu và có vị thế như thế nào.
Phân tích thị trường và xác định vị trí sản phẩm quan trọng trong việc đưa ra chiến lược phát triển đúng
2. Xác định đối tượng khách hàng
Như đã nói, việc xác định khách hàng tiềm năng của sản phẩm rất quan trọng. Điều này giúp cả việc kinh doanh, phát triển sản phẩm và truyền thông sẽ đi đúng hướng. Sau khi biết được khách hàng mục tiêu là ai, việc tất yếu phải thực hiện là hiểu rõ họ, bao gồm yếu tố về nhân khẩu học, tâm lý, hành vi, thói quen mua sắm,… Nhờ đó doanh nghiệp có thể tạo ra thông điệp và chiến dịch phù hợp.
Đối với các sản phẩm dược, thường sẽ có 2 nhóm khách hàng mục tiêu, bao gồm bệnh nhân hoặc các y bác sĩ/cơ sở y tế.
Xây dựng thông điệp và tạo hình ảnh thương hiệu thông qua Marketing dược
Tiếp theo, sau khi đã xác định những điều cơ bản, doanh nghiệp cần xây dựng thông điệp và hình ảnh thương hiệu. Những phần này sẽ xuyên suốt các chiến dịch marketing dược và hạn chế thay đổi. Đây sẽ được xem là gương mặt đại diện cho thương hiệu và luôn xuất hiện cùng với tên thương hiệu. Theo thời gian hoạt động, nếu những yếu tố này không còn phù hợp với sự phát triển của công ty và xu hướng thị trường, doanh nghiệp vẫn có thể cân nhắc thay đổi.
1. Xác định giá trị cốt lõi
Để xây dựng lòng tin và dễ gây dấu ấn trong lòng khách hàng hơn, sản phẩm cần phải có giá trị cốt lõi rõ ràng. Công ty dược cần xác định những lợi ích và giá trị mà sản phẩm đem lại cho người sử dụng. Sau đó truyền tải chúng thông qua một thông điệp ngắn gọn, súc tích nhưng ý nghĩa và dễ ghi nhớ, gắn liền với hình ảnh thương hiệu.
2. Tạo hình ảnh thương hiệu
Hình ảnh thương hiệu cần phản ánh giá trị và tính năng của các sản phẩm của doanh nghiệp. Dù công ty có nhiều dòng sản phẩm khác nhau, thì những sản phẩm này cũng phải có những yếu tố thống nhất để thể hiện tinh thần thương hiệu. Từ logo đến màu sắc chủ đạo, phong cách bao bì,… tất cả đều phải tương thích với thông điệp chung mà bạn muốn truyền tải.
Hình ảnh thương hiệu rất quan trọng trong việc tạo dấu ấn trong lòng khách hàng
Lựa chọn kênh truyền thông Marketing dược hiệu quả
Như chúng ta đã biết, ngành dược phẩm là một ngành đặc thù. Dù cho có nhiều ngành đã không còn chú trọng vào các kênh truyền thông truyền thống. Đối với ngành dược, có một số kênh truyền thống không thể bỏ qua. Tuy nhiên, để không bị bỏ lại đằng sau, doanh nghiệp dược vẫn phải tập trung vào các kênh hiện đại. Trong các dịch vụ marketing, công ty sẽ được tư vấn và xây dựng các kênh phù hợp với tiềm lực của họ nhất.
1. Kênh truyền thông truyền thống
Các kênh như quảng cáo trên truyền hình, radio và báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng trong ngành y tế và dược phẩm. Ngoài ra còn có các cuộc trình dược, POSM (tiệm thuốc, quầy thuốc,…), biển quảng cáo ngoài trời, banner, poster,… Hãy chọn những kênh phù hợp với đối tượng khách hàng và thông điệp của bạn.
Kênh nhà thuốc là một kênh marketing truyền thống không thể thiếu đối với các sản phẩm dược
2. Tiếp cận kỹ thuật số
Với sự phát triển của công nghệ, để không bị bỏ lại đằng sau, tiếp cận kỹ thuật số là điều tất yếu. Sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok, Youtube, trang web và email để tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Hình thức quảng cáo tính phí trên các mạng xã hội và Google cũng nên được doanh nghiệp cân nhắc sử dụng.
Đo lường và tối ưu hóa
Bên cạnh các chiến lược marketing dược cụ thể, doanh nghiệp dược cũng sẽ được tư vấn về và hướng dẫn về các cách và công cụ theo dõi hiệu suất của quá trình thực thi chiến dịch. Điều này giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả và thay đổi kịp thời khi cần.
1. Theo dõi hiệu suất
Sử dụng các công cụ theo dõi và phân tích để đo lường hiệu suất của chiến dịch. Hiện nay có rất nhiều công cụ tốt phục vụ cho việc này. Đo lường định kỳ thường xuyên giúp doanh nghiệp biết được chiến lược nào đang hoạt động tốt và cần điều chỉnh.
2. Tối ưu hóa chiến dịch
Trong quá trình thực thi chiến dịch, chúng ta sẽ thu thập được rất nhiều dữ liệu, trong đó có dữ liệu người dùng. Người làm marketing có thể dựa vào chúng để điều chỉnh và tối ưu hóa chiến dịch marketing, cũng như tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ. Chúng ta cũng có thể sử dụng dữ liệu này cho các chiến dịch kế tiếp hoặc các chiến lược cá nhân hóa khách hàng.
Tư vấn chiến lược marketing dược đòi hỏi sự tỉ mỉ, hiểu biết sâu rộng về thị trường và sự nhạy bén trong việc lựa chọn chiến lược phù hợp. Bằng cách thực hiện các bước nêu trên và liên tục tối ưu hóa chiến dịch, bạn có thể đảm bảo thành công cho sản phẩm của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Hãy liên hệ ngay với Be Media để nhận sự hỗ trợ chuyên nghiệp và tận tâm – đối tác tin cậy của bạn trong lĩnh vực truyền thông và marketing sản phẩm y tế, dược phẩm.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Email: info@bemedia.digital
Hotline: 0906.737.372
Fanpage: Be Media – Truyền Thông Ngành Dược